Nhà kinh tế trưởng của Moody’s Analytics cảnh báo 3 nền kinh tế lớn của châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang dính “đạn lạc” từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc.
Theo CNBC, khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang, các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
CNBC dẫn lời nhà kinh tế trưởng Steve Cochrane, phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Moody’s Analytics cho biết Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là những nền kinh tế có mối quan hệ thương mại quá sâu với Trung Quốc.
Ngoài việc cung cấp hàng hóa cho thị trường Trung Quốc, 3 nền kinh tế này còn bán sản phẩm cho các nhà máy Trung Quốc để lắp ráp và xuất khẩu sang Mỹ. “Các nền kinh tế này rất dễ bị tổn thương”, chuyên gia Cochrane nhấn mạnh.
Ông Cochrane cho biết kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang hồi tháng 5, thị trường chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan sụt giảm nghiêm trọng.
Một phần nguyên nhân là do 3 nền kinh tế này xuất khẩu một số lượng lớn linh kiện điện tử, công nghệ cao cho Trung Quốc. Hàng loạt tập đoàn có trụ sở tại 3 nền kinh tế này là nhà cung cấp quan trọng của Huawei Technologies.
Các nhà phân tích cho biết giới đầu tư đang đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị G20 vào cuối tháng 6. Mới đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ quyết định về chính sách thuế với Trung Quốc sau khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại G20.
Ông Trump từng khẳng định “hoàn toàn vui vẻ” tăng thuế đánh lên khối hàng hóa 300 tỷ USD của Trung Quốc nếu không đạt được một thỏa thuận với chính quyền Bắc Kinh.
CNBC cho biết giới đầu tư đang “tránh xa” thị trường chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Ông John Woods, Giám đốc đầu tư khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Credit Suisse dự đoán: “Nếu Mỹ – Trung không đạt được thỏa thuận, các nhà đầu tư sẽ quay lưng với thị trường chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan
Liên hệ đến thực tế ở Việt Nam
Khi một gia đình giàu có dư thừa về mặt tiền bạc, thì gia đình đó có thể đem tiền đi cho bạn vay mượn hay đầu tư cho bạn nếu như bạn có một số tiềm năng nào đó mà bạn nổi trội. Nhưng đến lúc gia đình đó gặp khó khăn thì lượng tiền dư thừa đó có còn được cho bạn mượn hay đầu tư vào bạn nữa không. Hay sẽ rút lại vốn này để giải quyết các vấn đề về tài chính. Nghĩ rộng hơn cho một quốc gia. Trong số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Hong Kong đang dẫn đầu với 4,4 tỷ USD, chiếm hơn 40% về vốn.
Các quốc gia, vùng lãnh thổ dẫn đầu vốn FDI vào Việt Nam quý I. Số liệu: MPI.
Nếu các quốc gia này thực sự gặp khó khăn thì việc họ rút tiền về để trợ giúp cho nền kinh tế cũng là một chuyện thường tình. Việt Nam cần phải thể hiện những thế mạnh, ưu điểm vượt trội cũng như ưu đãi để giữ được lượng vốn FDI này cũng như tận dụng thu hút thêm vốn FDI. Mình nghĩ vấn đề này thực sự rất khó nhưng nếu tận dụng được trong giai đoạn này thì ngày Việt Nam phát triển sánh vai các nước trong khu vực sẽ không còn xa.