Phân tích kỹ thuật

Xin chào mọi người, để lựa chọn cổ phiếu trong hàng ngàn cổ phiếu trên sàn chứng khoán để đầu tư là một công việc không hề dễ, và để chọn ra cổ phiếu đầu tư sinh lợi càng khó hơn. Do đó, không thể nhắm mắt chọn đại một cổ phiếu rồi ngồi đợi cổ phiếu đó tăng giá. Mà nhà đầu tư cần có cho mình một cách phân tích để dựa vào đó mà lựa chọn cổ phiếu mang lại kỳ vọng cao có thể tăng giá trong tương lại. Có các trường phái đầu tư như phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản cổ phiếu hoặc kết hợp cả hai.

Trong bài viết này mình sẽ chia sẽ kiến thức cơ bản về phân tích kỹ thuật, nền tảng phân tích kỹ thuật là gì, phân tích kỹ thuật có hiệu quả, các công cụ phân tích kỹ thuật. Hy vọng có thể giúp anh/chị có cái nhìn tổng quát về phân tích kỹ thuật trước khi tìm hiểu sâu về nó nhé!

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LÀ GÌ?

Phân tích kỹ thuật hay một số có thể gọi là phân tích đồ thị là hoạt động nghiên cứu hành vi của giá cả và khối lượng giao dịch trên thị trường tài chính để “dự đoán” vận động trong tương lai của chúng. Mình nhấn mạnh từ “dự đoán” vì thị trường có thể tăng hoặc giảm bất cứ khi nào – việc “dự đoán” có tính xác xuất có khi dự đoán đúng nhưng cũng sẽ có lúc dự đoán sai, việc phân tích kỹ thuật thiên về tính nghệ thuật cá nhân hơn là như toán học hay khoa học chính xác.

Trong thực tế, theo kinh nghiệm của mình và quan sát những nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng thì mức độ chính xác phân tích kỹ thuật từ 60-70% trở lên là ở mức cao, nếu anh/chị có thể phân tích kỹ thuật chính xác trên 80% trong thời gian dài thì là một điều tuyệt vời, hiếm có ai có thể đạt được. Trong thực chiến đầu tư việc phân tích chính xác không quan trọng, quan trọng là khi đúng thì kiếm bao nhiêu và khi sai thì mất bao nhiêu. Anh/chị có thể chỉ dự đoán chính xác được 50% trên số lần đầu tư nhưng mỗi lần đúng anh/chị kiếm được 100$ chẳng hạn nhưng khi sau chỉ mất 50$ thì về lâu dài tổng tài sản đầu tư của anh chị vẫn sẽ tăng.

NỀN TẢNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Rất nhiều người khi bước vào lĩnh vực đầu tư tài chính và sử dụng cách phân tích kỹ thuật để ra quyết định đầu tư, chỉ xem phớt lờ trên internet những chiến lược, công cụ chỉ báo phân tích kỹ thuật rồi áp dụng luôn mà không biết nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật dựa trên cái gì? Điều này dẫn đến việc anh/chị có thể mắc kẹt vào vòng xoáy liên tục chuyển từ công cụ phân tích kỹ thuật này đến công cụ phân tích khác mà vẫn không mang lại hiệu quả.

Thì tastock xin chia sẽ cho anh/chị chưa biết, thì nền tảng của phân tích kỹ thuật dựa ra 3 nền tảng chính sau:

  • Giá phản ảnh mọi thứ (Price discounts everything). Tất cả thông tin cơ bản, thông tin vi mô, vĩ mô, chính trị, kinh tế, tin nội gián… đều phản ánh vào giá.
  • Giá di chuyển theo xu hướng. Nhà đầu tư huyền thoại Charles Dow, một trong những người đầu tiên phát triển lý thuyết DOW, có nội dung cơ bản về xu hướng như sau: thị trường có xu hướng chính (xu hướng cấp 1) kéo dài khoảng 1 năm trở lên (có thể là xu hướng tăng hoặc giảm) trong xu hướng chính thì có xu hướng phụ (xu hướng cấp 2) ngược hướng với xu hướng chính và trong xu hướng phụ có xu hướng nhỏ (cấp 3) đây là những vận động nhiễu hoặc ngược hướng với xu hướng cấp 2. Anh/chị có thể tìm hiểu thêm về lý thuyết Dow ở đây.
  • Quá khứ thường lặp lại. Bản chất cơ bản của con người như tham lam, sợ hãi, hưng phấn chán nãn …không thay đổi và thị trường, phản ánh tổng thể của tất cả các hành động của những người tham gia, hoạt động theo các mẫu có thể xác định được.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CÓ HIỆU QUẢ ?

Một số nghiên cứu học thuật cho rằng biến động giá trên thị trường tài chính là hoàn toàn ngẫu nhiên, không có mô hình dễ nhận biết. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng các lệnh mua và bán không được phân phối ngẫu nhiên – chúng có xu hướng tập trung xung quanh các mức giá quan trọng trên thị trường – nguyên lý cơ bản của hỗ trợ và kháng cự.

Một lần nữa mình nhắc lại là phân tích kỹ thuật có tính xác xuất để biết một phân tích có tính hiệu quả cao cần dựa trên sự kiểm tra lại trên số lượng mẫu lớn để có thể tự tin vào phân tích của mình ngoài ra chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật không thì chưa đủ. Anh/chị cần phải có thêm chiến lược

  • Quản trị rủi ro
  • Quản trị danh mục tài sản
  • ….

Phân tích kỹ thuật tiếp tục nhận được sự ủng hộ của số lượng lớn các nhà giao dịch ngắn hạn và trung hạn – bằng chứng về ứng dụng thực tế của nó.

CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Để có thể phân tích được đồ thị kỹ thuật nhà phân tích cần có những công cụ/lý thuyết để dựa vào phân tích, dưới đây là trường phái để phân tích kỹ thuật:

  • Chỉ sử dụng nến và khối lượng
  • Sử dụng chỉ báo kỹ thuật
  • Kết hợp 2 cách trên

Mỗi cách đều có nhiều công cụ hỗ trợ phân tích, mình sẽ chia sẽ sâu hơn trong những bài viết sau.

KẾT LUẬN

Trên đây là chia sẽ của mình về tổng quát phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán, hy vọng có thể giúp mọi người có góc nhìn tổng quát để phát triển con đường nghiên cứu sâu thêm về phân tích kỹ thuật phát triển hơn về trên con đường đầu tư hoặc trading của mình.

Leave a Reply