1.Nến kiệt sức là gì ?
Nến kiệt sức là một chỉ báo quan trọng cho sự đảo ngược xu hướng. Nó thường được gọi là “hammer candle”, hay “pinpar”.
Cho dù người ta đặt tên nó thế nào, nhưng để nhận biết được nến kiệt sức thì có những đặt điểm sau: Nó chỉ xuất hiện trong thị trường có xu hướng (lên/xuống), thật ra có thể xuất hiện ở mọi nơi nhưng đáng tin cậy nhất là trong thị trường có xu hướng. Cây nến phải có đuôi – dài ít nhất gấp 2 đến 3 lần chiều dài của thân nên. (Màu sắc của nến xanh hoặc đỏ sẽ có chút khác biệt nhưng không quan trọng lắm).
2.Sử dụng nến kiệt sức như thế nào?
Nến kiệt sức không nên sử dụng một mình để mở vị thế dựa trên nó. Tuy nhiên, có rất nhiều thông tin ẩn sau cây nến. Nó đưa ra một số manh mối về những gì đang xảy ra trên thị trường và tình cảnh hiện tại. Nó có thể là một dấu hiệu cho thấy xu hướng đang bị chậm lại hoặc có thể bị đảo ngược.
Nên sử dụng thêm các chỉ báo đảo chiều như phân kỳ của RSI, MACD … hoặc kết hợp thêm các đường hỗ trợ, kháng cự, sẽ cho chính xác cao hơn. Tài liệu sau nếu tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng.
3. Thời điểm nào nên sẽ dụng nến kiệt sức ?
Những phân tích của mình về các trường hợp sau đây sẽ cho bạn biết được, thời điểm nào và ở đâu nên xử dụng nến kiệt sức để tham gia vào thị trường.
Hình trên cho ta thông tin như sau:
- Thị trường đang trong trend xuống
- Xuất hiện một thanh nến kiệt sức với thân nến màu xanh (nến tăng giá).
–> Chứng tỏ lực mua vào rất nhiều đẩy giá lên cao.
Cũng một hình như trên nhưng thay cây nến kiệt sức bằng biểu đồ đường chúng ta sẽ nhìn rỏ hơn thị trường đang thể hiện những gì.
Ta thấy rằng thị trường đang trong downtrend nhưng đã có lực mua vào đẩy giá lên tăng mạnh mẽ, thậm chí vượt qua kháng cự (Đường màu đỏ, đỉnh củ gần nhất), thể hiện giá có xu hướng sẽ tiếp tục đi lên trong tăng lai gần.
Cũng ví dụ trên nhưng thay cây nến kiệt sức màu xanh (nến tăng giá), bằng cây nến màu đỏ, thì sẽ có chút khác biệt như sau:
Trường hợp này cho ta thông tin, thị trường đang trong một xu hướng downtrend, nhưng xuất hiện lực mua mạnh đẩy giá lên đi lên trên một cách mạnh mẽ nhưng không thể vượt được kháng cự (là mức giá mở cửa), cho nên thị trường sắp tới có thể sẽ test lại hỗ trợ (đáy), sau đó đi lên tiếp.
Note: Áp dụng ngược lại đối với trường hợp uptrend.
4. Thời điểm không nên sử dụng nến kiệt sức
Trường hợp xu hướng hiện tại đang quá mạnh, thị trường đang thể hiện sự hưng phấn (trong uptrend bằng các cây nến tăng mạnh), hoảng loạn (trong downtrend bằng các cây nên giảm mạnh liên tiếp). Như hình bên dưới.
Trong trường hợp này, xuất hiện cây nến kiệt sức thể hiện lực mua vào nhưng mình nó thì không đủ sức mạnh để thay đổi xu hướng đang rất mạnh hiện tại. Trong những trường hợp này, tốt nhất là nên đứng ngoài quan sát không nên mở cả vị thế Long và Short.
Note: Áp dụng ngược lại đối với trường hợp uptrend.
TÓM LẠI, ĐỂ SỬ DỤNG MẪU HÌNH NẾN KIỆT SỨC NÀY THÌ CẦN QUAN TÂM ĐẾN 2 ĐIỀU SAU:
Cấu thành của cây nến kiệt sức:
- Cây nến kiệt sức nên lớn hơn cây nến liền trước
- Đuôi của nên phải ló ra ngoài vùng kháng cự/hỗ trợ trước đó
- Thân nến phải nhỏ hơn phần đuôi nến
- Nến kiệt sức phải nằm trong một xu hướng
Bối cảnh để sử dụng cây nến kiệt sức, phải trả lời được câu hỏi sau
- Xu hướng hiện tại có đang mạnh không, thị trường có đang hoảng loạn hay hưng phấn không ?
- Xu hướng có đang chậm lại hay không?
Ví dụ thực chiến: Mũi tên màu vàng là nến kiệt sức
Trên đây là kiến thức, kinh nghiệm mình đúc kết được trong quá trình trading. Mình không có kiến thức sư phạm nên hệ thống viết lại có thể gây khó hiểu. Các bạn có thể liên hệ với mình ở thông tin bên dưới footer để hỏi thêm thảo luận về kiến thức, hoặc hướng dẫn thực chiến.
Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc tài liệu, chúc các bạn áp dụng thành công.